Ở nông thôn nên kinh doanh mặt hàng gì?

Người đăng: xuanhathudong on Thứ Hai, 23 tháng 1, 2017

Có rất nhiều cách kiếm tiền đơn giản và hiệu quả ở vùng nông thôn nếu các bạn nhạy bén trong việc tìm ra những loại hình kinh doanh mới mẻ nhưng đáp ứng được nhu cầu của người dân nơi đây. Bài viết giúp các bạn giải đáp thắc mắc nên kinh doanh buôn bán gì ở nông thôn mang lại lợi nhuận cao hiện nay rồi đúng không nào. Hy vọng bài viết cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích giúp các bạn lựa chọn công việc kinh doanh phù hợp mang lại lợi nhuận cao ở vùng nông thôn.

Ở nông thôn nên kinh doanh mặt hàng gì?
Mở một xưởng làm bún

Bún là một món ăn quen thuộc ở vùng nông thôn, bún được làm từ gạo, máy móc cũng đơn giản và không quá đắt, vì vậy ý tưởng kinh doanh bằng cách mở một xưởng làm bún rất phù hợp với những ai muốn kinh doanh nhưng có số vốn nhỏ. Tuy nhiên, các bạn lưu ý vì bún là loại thức ăn không thể bảo quản lâu được, nên khi kinh doanh bún các bạn cần cân nhắc lượng bún sản xuất mỗi ngày sao cho phù hợp nhé.

Mở một quán ăn nhỏ

Ý tưởng kinh doanh quán ăn ở nông thôn không mới nhưng vẫn là một phương cách kinh doanh khá thú vị và ổn định. Các bạn có thể lên thực đơn đa dạng trong ngày, ví dụ như vào buổi sáng có thể bán cháo, bánh bao, xôi,… đến trưa thì bán cơm, thịt gà, thịt dê,… và tối đến thì bán giò chả, cháo lòng,… Các bạn lưu ý nên tập trung vào một số món chính, có thể thân quen hay lạ miệng với vùng quê đó, nhưng giá cả thì phải chăng, không nên đưa các món quá sang trọng hay các món không phù hợp với thuần phong mĩ tục ở vùng nông thôn. Ngoài ra, vấn đế an toàn thực phẩm và sạch sẽ trong kinh doanh quán ăn cũng hết sức quan trọng, giúp tạo nên uy tín của quán ăn, vì vậy các bạn chỉ nên thu mua thực phẩm ở quê vừa rẻ vừa sạch, đảm bảo được đầu vào nguyên liệu để cho quá trình hoạt động quán ăn được thuận lợi.


Mở cửa hàng chuyên cung cấp các mặt hàng điện tử điện dân dụng

Ở nông thôn hiện nay, nhu cầu sử dụng các mặt hàng điện tử điện dân dụng ngày càng cao, vì vậy bạn có thể mở một cửa hàng chuyên cung cấp các mặt hàng điện tử điện dân dụng như tủ lạnh, máy điều hòa, tivi công nghệ cao, và một số thiết bị khác. Để kinh doanh đạt được hiệu quả, các bạn nên đảm bảo sản phẩm có chất lượng sản phẩm tốt, giá thành phải chăng và kèm theo những dịch vụ chăm sóc khách hàng như: lắp đặt và vận chuyển miễn phí cũng như là dịch vụ bảo hành tốt,…

Mở một quán cafe sách

Mở một quán cafe sách cũng là một ý tưởng kinh doanh không hề tồi, vì đọc sách là điều vô cùng cần thiết đối với mỗi người, đặc biệt là các em nhỏ. Ý tưởng mở quán cafe sách sẽ cung cấp cho các bạn những quyển sách rất hay từ rất nhiều lĩnh vực khác nhau như cuộc sống, kinh doanh, khoa học, tự nhiên, hay các truyện tranh, truyện ngắn, tiểu thuyết,… Bạn có thể cung cấp các dịch vụ như đọc sách tại cửa hàng, mượn sách, hay có thể bán hẳn những cuốn sách hay mà người đọc yêu cầu. Hiện nay ở vùng nông thôn, hình thức kinh doanh quán cafe sách chưa phổ biến, vì vậy bạn có thể thử nghiệm hình thức kinh doanh mới mẻ này.

Cho thuê xe chở hàng, chở người

Cho thuê xe chở hàng, chở người cũng là một ý tưởng kinh doanh không cần nhiều vốn, bạn chỉ cần đầu tư một chiếc xe chở hàng rồi cho thuê là được. Điều bạn cần làm là phải làm sao cho mọi người trong làng, huyện của mình biết đến dịch vụ cho thuê xe chở hàng của bạn, vì vậy bạn cần phải xây dựng một thương hiệu cá nhân về dịch vụ này.

Mở tiệm sửa chữa xe máy, xe đạp

Mở tiệm sửa chữa xe máy, xe đạp là một ý tưởng kinh doanh rất khả quan ở các vùng nông thôn. Kinh doanh nghề này cũng không đòi hỏi quá nhiều vốn, tuy nhiên công việc đòi hỏi người thợ sửa chữa xe máy, xe đạp phải phải có tay nghề, vì vậy nếu định hướng mở tiệm sửa xe máy, xe đạp thì các bạn nên theo học một khóa đào tạo sửa xe bài bản, có thể cập nhật các lỗi hỏng hóc và cách sửa nhanh gọn. Nếu tay nghề tốt, đảm bảo tiệm sửa xe của bạn sẽ đắt khách, thu nhập sẽ ổn định.

Mở cửa hàng tạp hoá

Mở cửa hàng tạp hóa ở vùng nông thôn là ý tưởng kinh doanh hiệu quả giúp thu lợi nhuận cao. Điều quan trọng là các bạn cần lựa chọn địa điểm kinh doanh tạp hóa ở mặt đường nơi có đông dân cư hay những nơi có nhiều người đi lại, gần chợ, trường học, bệnh viện,…
More aboutỞ nông thôn nên kinh doanh mặt hàng gì?

Bé bị bệnh vàng da thì phải chiếu đèn bao lâu?

Người đăng: xuanhathudong on Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2017

Bài viết giúp các mẹ giải đáp thắc mắc vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết cũng như biết được phương pháp chiếu đèn trị vàng da cho trẻ chỉ định khi nào, chiếu trong bao lâu. Mẹ lưu ý đối với các trẻ mới chớm vàng da thì có thể tắm nắng ấm mỗi sáng, nhưng nếu trẻ đã vàng da nhiều thì phải sớm đưa trẻ đi khám ở bác sĩ chuyên khoa Nhi để được điều trị ngay. Hy vọng bài viết cung cấp cho các mẹ những thông tin, kiến thức hữu ích trong việc sớm phát hiện bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh cũng như đưa trẻ thăm khám kịp thời để có phương pháp điều trị vàng da hiệu quả.

Bé bị bệnh vàng da thì phải chiếu đèn bao lâu?
Vàng da ở trẻ sơ sinh là gì?
Vàng da sơ sinh là hiện tượng sinh lý xảy ra do các hồng cầu của thai nhi bị phá huỷ để được thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Khi bị vỡ, hồng cầu phóng thích vào máu một lượng lớn chất bilirubin có sắc tố vàng, chính sự gia tăng của chất này làm da có màu vàng.
Có 2 loại vàng da sơ sinh: vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý.
– Vàng da sinh lý: hiện tượng này xảy ra với hầu hết trẻ mới sinh, thường xuất hiện từ ngày thứ 2 sau khi sinh. Trẻ vẫn ngoan, ăn ngon, ngủ tốt ở các dấu hiệu như nước tiểu và phân vàng, mỗi ngày trẻ đi từ 2 đến 3 lần. Các mẹ yên tâm, trường hợp vàng da sinh lý không ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ và không gây nguy hiểm, khoảng ngày thứ 10 – 15 vàng da sẽ tự hết vàng mà không phải điều trị.
– Vàng da bệnh lý: chiếm tỷ lệ khoảng 25 – 30%, là hiện tượng chất bilirubin tự do trong máu tăng quá cao, khiến da của trẻ có thể bị vàng ngay từ ngày đầu lọt lòng. Các vùng da bị vàng lan rộng rất nhanh, bắt đầu từ mặt, đến ngực, bụng rồi lan dần xuống hai tay, hai chân. Các triệu chứng kèm theo của vàng da bệnh lý như trẻ ngủ li bì, bú ít, sốt cao; nước tiểu trong, đi đại tiện một lần/ngày.
– Vàng da nhân: trẻ bị bệnh vàng da thường trở nặng ở những trường hợp trẻ sinh non, thiếu tháng, trẻ nhẹ cân. Trẻ mắc bệnh vàng da, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, chất bilirubin nhanh chóng chạy lên não, làm tổn thương não dẫn đến bị vàng da nhân. Vùng da bị vàng lan đến lòng bàn tay, bàn chân. Triệu chứng ban đầu của bệnh vàng da nhân là toàn thân cứng, vặn xoắn, co giật, gan to. Hiện nay, vàng da nhân vẫn là một trong những căn bệnh còn khó chữa khỏi, trẻ dễ bị tử vong hoặc mắc các di chứng lâu dài như giảm thị lực, thính lực, chậm phát triển trí tuệ,…
Các phương pháp điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh
Hiện nay, điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh bằng 3 phương pháp chính là chiếu đèn, cho trẻ bú hoặc truyền dịch và thay máu. Tùy trường hợp cụ thể, các bác sĩ có thể sử dụng 1 – 2 hay 3 phương pháp cùng lúc. Cụ thể 3 phương pháp điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh như sau:
  • Chiếu đèn: đây là phương pháp điều trị vàng da sơ sinh an toàn, đơn giản và hiệu quả nhất.
  • Cho trẻ bú hoặc truyền dịch: cung cấp đầy đủ nước và năng lượng, truyền albumin và dùng một số loại thuốc để gia tăng tốc độ chuyển hoá bilirubin gián tiếp.
  • Thay máu: khi trẻ có triệu chứng đe dọa nhiễm độc thần kinh do bilirubin trong máu tăng cao.
>> Quảng cáo dịch vụ: Ting.vn – mua hàng trên alibaba trực tuyến, giá rẻ tốt nhất – dịch vụ nhận ship hàng từ alibaba về Việt Nam uy tín – mua hàng trực tuyến trên ebay về Việt Nam tốt nhất – mua sản phẩm máy đưa võng cho bé yêu ngủ ngon – tổng hợp cách kiếm tiền nhanh nhất có 102 hiện nay
Phương pháp chiếu đèn điều trị vàng da được chỉ định khi nào?
Chiếu đèn là phương pháp sử dụng ánh sáng có bước sóng từ 400-500 nm, cực điểm 450-460 nm tương ứng với đỉnh hấp thụ của bilirubin (ánh sáng màu xanh dương). Khi chiếu đèn năng lượng, ánh sáng sẽ xuyên qua da, tác động lên các phân tử bilirubin nằm trong lớp mỡ dưới da để biến đổi các phân tử bilirubin gián tiếp (độc cho não của trẻ) thành các sản phẩm đồng phân hay các sản phẩm quang oxy hoá tan được trong nước, không độc và sẽ được đào thải qua gan (qua mật) và thận (qua nước tiểu).
Phương pháp chiếu đèn được chỉ định sau 24 giờ tuổi để điều trị vàng da tăng bilirubin gián tiếp bệnh lý chưa có triệu chứng tiền nhiễm độc hay nhiễm độc thần kinh. Cũng có thể chiếu đèn dự phòng trong các trường hợp có nguy cơ vàng da sơ sinh như: trẻ non tháng, có bướu huyết thanh, sọ to, trẻ có tán huyết,…
Ở nơi có điều kiện, các trẻ vàng da bệnh lý mức độ nhẹ hoặc trung bình thì có thể thực hiện chiếu đèn tại phòng riêng của mẹ có sự theo dõi của bác sĩ chứ không cần ở phòng cách ly. Thực hiện việc chiếu đèn sớm có tác dụng khi trẻ xuất viện sẽ không còn nguy cơ vàng da nặng.
Trẻ sơ sinh bị vàng da chiếu đèn bao lâu? Có thể chiếu đèn liên tục hay cách quãng, với trẻ đủ tháng khỏe mạnh, sau khoảng 3 giờ, có thể cho trẻ ra ngoài để bú mẹ hoặc thay tã.
Những lưu ý khi chiếu đèn:
  • Khi chiếu đèn, trẻ được cởi trần, có che kín mắt và bộ phận sinh dục, thường xuyên xoay trở mình cho trẻ để tăng diện tích da tiếp xúc với ánh sáng.
  • Cần cho trẻ uống thêm nước, bú nhiều để bổ sung nước cho cơ thể, hoặc truyền thêm dung dịch đường 10%.
More aboutBé bị bệnh vàng da thì phải chiếu đèn bao lâu?